Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Sắc tía tô với gừng uống giải độc từ cua cá.


Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ôn vào hai kinh Tỳ, phế. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí, khoan trung. Tía tô sắc tía nên vào huyết phận thông mạch hoà doanh. An thai, giải được chất độc của cá và cua.
Tía tô là một loại cây cao chừng 0,3 - 1m thân thẳng đứng, lá mọc đối, đầu lá nhọn, mép lá răng cưa, có màu tím hoặc xanh tím.

Trên lá có lông, hoa nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt, quả nhỏ hình cầu màu nâu nhạt. Tía tô được trồng khắp nơi để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Sau đây là những phương thuốc thường dùng có vị tía tô.

Tía tô giải độc

Chữa ăn phải cua cá bị trúng độc, bụng đau, nôn oẹ: Bài 1 - Dùng lá tía tô tươi 100 gam vắt lấy nước uống; Bài 2 - Lá tía tô 10 gam, gừng tươi 6 gam, cam thảo 4 gam. Sắc uống.

Chữa thương phong phát nóng, lạnh, nhức đầu ra mồ hôi, ho suyễn, hắt hơi, sổ mũi dùng hạnh tô ẩm: Hạnh nhân, cát cánh, chỉ xác, tang bạch bì, hoàng cầm, cam thảo, mạch môn, bối mẫu, trần bì (mỗi thứ 4 gam).Tử tô 6 gam, gừng tươi 2gam. Sắc uống.

Chữa động thai: Tử tô ẩm (Đương quy 6g, xuyên khung 4g, bạch thược 4g, trần bì 2g, đại phúc bì 2g, cành và lá tía tô 6g) sắc uống.

Chú ý: Cần phân biệt được cây tía tô với cây tía tô mọc hoang hay còn gọi là cây tía tô giới.

Lương y Phạm Hữu Vệ 


Ngoài nhân sâm công ty chúng tôi còn cung cấp các loại herb-thảo dược, các loại tỏi trị bệnh, nấm linh chi

Lưu ý với thảo dược trị tim mạch


Tin tuc - Hiep Hoi TMĐT Viet NamTheo nghiên cứu của hội đồng khoa học dược thảo Atlanta (Georgia Mỹ), không nên lạm dụng chuẩn định các dược thảo trị tim mạch như: ích mẫu, hương phụ, bạch quả, rễ đinh lăng, cỏ chó đẻ, quất ta, gừng, tỏi, hạt, lá sen, dây chùm bao, lá mã đề, rễ chanh…
Trước đây chúng là thảo dược chuyên trị tim mạch suy, làm giảm cholesterol và trị huyết áp cao nhưng khi sử dụng kèm các thảo mộc khác, chúng cũng sẽ gây những tương tác bất lợi, dẫn đến tác dụng phụ như: nguy cơ tăng xuất huyết, tụt huyết áp đột ngột, nhịp tim rối loạn nhanh, làm giảm hiệu ứng của thuốc ổn định nhịp tim, mất hiệu lực thuốc kháng đông máu. Rễ và thân cây ma hoàng chữa mất ngủ cũng có thể tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim nếu lương y kết hợp với dược thảo tăng lực, cường dương, hay chống béo phì, giảm cân.

Do vậy, khi chữa bệnh tim mạch bằng thảo dược phải thận trọng và báo ngay với lương y khi xảy ra phản ứng phụ. 

Nguồn Bacsi.com 


Chúng tôi chuyên Cung cấp các loại thuốc bổloc nhung, nhung hươudong duoc...

8 loại thảo mộc làm đẹp da


Một số loại thảo mộc có tác dụng làm cho làn da thêm mịn màng và tươi trẻ, chúng mọc quanh năm ở các vùng Địa Trung Hải, có tác dụng xoa dịu những căng thẳng và làm làn da rạng rỡ hơn.
Thảo mộc thường được dùng nhiều trong các spa, đặc biệt là trong các phòng tắm, xông hơi và rất công hiệu cho việc ngâm chân.

8 loại cỏ cây dưới đây là nguyên liệu tốt nhất để xông hơi. Kết hợp với những phương pháp chế biến sẽ cho chúng ta cảm giác thoải mái và giảm căng thẳng.

Hiệu quả của thảo mộc

Tinh dầu chanh: Có tác dụng làm dịu mát làn da, hồi phục sức khỏe.

Cây sim: Có công dụng làm mát da, tẩy tế bào chết, tái tạo làn da mới tươi trẻ hơn.

Lá bạc hà: Làm cho da tươi sáng, khỏe mạnh và hồng hào hơn.

Bông cúc: Có công dụng làm mát da và thư giãn. Chống hiện tượng viêm lỗ chân lông ở da.

Hương thảo: Kích thích, làm giảm sự sưng tấy, đau nhức của mụn trứng cá.

Cây ngải cứu: Giúp da tươi sáng và khỏe hơn.

Kinh giới: Có tác dụng làm dịu mát da, phục hồi sức khỏe và thư giãn.

Cỏ xạ hương: Làm sạch da, giải độc tố và làm làn da tươi tắn.

Cách pha nước trà

Cho một muỗng trà sấy khô hoặc 2 muỗng thảo mộc tươi vào trong một cái cốc. Sau đó đổ thêm 1/3 ly nước sôi vào, đặt một chiếc đĩa kê dưới cốc, ngâm hỗn hợp này trong vòng 15 phút. Loại nước trà thảo mộc này khi uống lạnh có thể giúp cho da bạn rạng rỡ hơn, khi gội đầu tóc bạn sẽ lưu lại mùi thơm rất lâu và đặc biệt.


Nếu sử dụng thảo mộc khô, bạn nên bỏ thảo mộc vào những chiếc túi vải thưa, cột miệng túi lại đem ngâm vào nước sôi. Nếu dùng để tắm thì dùng 3 muống. Nếu dùng thảo mộc tươi, thì hãy hái những ngọn tươi non, sau đó rải đều trên mặt nước, ngâm một lúc. Khi thảo mộc đã nở đều bạn có thể tắm.

Xông hơi mặt

Đổ nước sôi vào một cái chậu cách nhiệt nhỏ, sau đó thêm 1/3 thau nước. Nếu bạn sử dụng thảo mộc khô, hãy bỏ vào một muỗng. Nếu dùng thảo mộc tươi, thì cho vào 2 muỗng. Sau đó cho thêm hoa cúc để tạo mùi thơm. Trùm một chiếc khăn bông lên đầu, kề sát mặt vào thau nước nóng đang bốc hơi nghi ngút. Sau 15 phút hãy đi tắm hoặc rửa mặt.
Theo Mỹ Thuật

Dong trung ha thao, Đông trùng hạ thảo là những dược liệu quý.

Một số thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp


Tăng huyết áp là bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đây được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo y học cổ truyền còn có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ huyết áp. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số thảo dược thông dụng, dễ tìm.
1. Hoa hòe
Cách dùng : Hoa hòe 12g, quyết minh tử 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.
Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe, ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy. Sau khi thu hái hoa hòe, người ta tuốt lấy nụ hoa, nhặt bỏ các cành con và lá còn sót lại, rồi đem sao. Trong hoa hòe có chứa rutin là hoạt chất chủ yếu, ngoài ra còn có Betulin.
Tác dụng sinh học của hoa hòe đã được chứng minh: Rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin P nên có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Trên thực tế lâm sàng, người ta thường dùng hoa hòe để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp phụ nữ băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tổn thương ngoài da do bức xạ, chống dị ứng, thấp khớp, làm vết thương chóng liền sẹo.
2. Cúc hoa vàng
Cách dùng : Cúc hoa 12g, quyết minh tử 12g sao thơm, lá dâu 6g, hòe hoa 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày.
Tên khoa học Chrysanthemun indicum L., C. boreale Ma và C. Lavandulaejolium (Fisch) Mak. Thường dùng hoa để làm thuốc. Trong hoa có chứa 3 glucosid và một số tinh dầu thơm. Theo y học cổ truyền: Cúc hoa vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt. Thường được dùng để chữa các chứng phong nhiệt ở can kinh, mắt mờ, mắt đỏ sưng đau, hoa mắt chóng mặt. Liều dùng 4-24g.
Theo y học hiện đại: Dịch triết cồn cúc hoa vàng có tác dụng làm hạ huyết áp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, cúc hoa vàng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh cảm lạnh, viêm não, cảm cúm…

3. Ích mẫu

Cách dùng : Ích mẫu thảo 12g, lá dâu 12g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.
Tên khoa học Leonurus Heterophyllus Sw. Còn có tên gọi sung úy, chói đèn. Thường dùng thân lá với tên ích mẫu thảo hoặc quả chín có tên gọi là sung úy tử. Là cây được trồng để làm thuốc và cũng mọc hoang ở nhiều nơi ven suối, ven sông. Hoạt chất của ích mẫu gồm có flavonoid, trong đó có một chất được xác định là rutin. Ngoài ra còn có glucosid, steroid, tanin, tinh dầu… Trong quả có alkaloid là leonurin.
Theo tài liệu cổ, ích mẫu vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh. Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc. Trong dân gian thường dùng ích mẫu để chữa các bệnh phụ nữ. Còn dùng để chữa bệnh huyết áp cao, bổ huyết, bệnh về mạch vành, rối loạn thần kinh tim, lỵ… Quả ích mẫu dùng để làm thuốc thông tiểu, phù thũng, thiên đầu thống…
Tác dụng sinh học của ích mẫu trên tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin… Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh. Tác dụng an thần của ích mẫu đã được ghi nhận. Một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da cũng bị ức chế bởi ích mẫu… Liên Xô (cũ) đã áp dụng rượu thuốc ích mẫu điều trị tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim và làm thuốc an thần.
4. Cây xú ngô đồng
Cách dùng : Lá xú ngô đồng 12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang.
Tên khoa học Clerodendrum trichotomum Thum, là tên gọi của một số cây như xích đồng nam (Clerodendrum squamatum Vahl) và cây bạch đồng nữ (Clerodendrum fragrns (Vent) Willd).
Cây xích đồng nam còn có tên gọi: cây mò đỏ, bấn hoa đỏ.
Còn cây bạch đồng nữ còn có tên gọi: cây mò trắng, cây bấn trắng, vậy trắng.
Hai cây này thường dùng lá để làm thuốc, có thể dùng dưới dạng chè thuốc. Trong lá cây có chứa một số glucosid và alkaloid, acid…
Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá bạch đồng nữ chữa các bệnh ghẻ lở, mụn nhọt, rửa chốc đầu… và chữa bệnh khí hư, bạch đới của phụ nữ với liều 15-20g lá khô sắc uống. Rễ xích đồng nam, bạch đồng nữ sắc uống có tác dụng chữa bệnh vàng da, vàng mắt.
Theo các nhà khoa học, lá xú ngô đồng có tác dụng hạ huyết áp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy huyết áp hạ rõ rệt.
Thực tiễn lâm sàng cho thấy lá xú ngô đồng được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp (sau 4-5 tuần dùng hàng ngày, huyết áp mới giảm có ý nghĩa). Liều dùng hàng ngày 9-16g, chia 3-4 lần uống. Chè lá còn có tác dụng an thần, giảm đau và chống viêm.

5. Đỗ trọng

 

Cách dùng: Đỗ trọng 100g, nhân sâm 12g. Ngâm với 1 lít rượu trắng 29,5 độ (rượu lúa mới). Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5ml.
Hoặc: đỗ trọng 5-12g, sắc uống ngày một thang.
Hoặc: đỗ trọng 5-12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g. Sắc uống ngày một thang.
Tên khoa học Cortex Eucommiae. Là vỏ của cây đỗ trọng, chưa thấy mọc hoang ở nước ta, hiện đã di thực được. Vị thuốc này ta vẫn còn phải nhập. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, acid hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo…
Theo tài liệu cổ, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.
Tác dụng sinh học của đỗ trọng trên tim mạch đã được chứng minh là tác dụng hạ huyết áp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu… Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng là vị thuốc dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch.
Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em kinh giản (co giật).

Theo Sức khỏe & Đời sống

Các loại tỏi mang lại cho chúng ta các lơi ích sức khỏe giống như các loại linh chi hay nam linh chi

Các loại thảo mộc giải nhiệt


Theo lời khuyên của các bác sĩ, vào thời điểm này, cách tốt nhất là mỗi người nên bổ sung thêm nước sao cho đủ 2 lít hoặc hơn 2 lít nước/ngày.

Thời tiết chuyển sang đông ở miền Bắc và mùa khô ở phương Nam đã khiến cho không ít người rơi vào trạng thái nội nhiệt, nóng trong.

Việc bổ sung này sẽ càng tốt hơn nếu như chúng ta biết lựa chọn những loại thảo mộc có ích để bởi ngoài việc cung cấp đủ lượng nước vào cơ thể nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Hiện tượng nội nhiệt hay còn gọi là nóng trong người, trong đông y cho rằng có 2 yếu tố âm dương trong cơ thể. Nếu phần âm (hàn) bị suy, hư thì bị phần dương (nhiệt) sẽ lấn át, gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa hoặc tình trạng bứt rứt, khó ngủ, nhức đầu, bị stress, dễ cáu gắt. Tình trạng này có nguyên nhân sâu xa là do tác động của thời tiết thay đổi nóng bức, hanh khô hoặc do ăn những thức ăn có quá nhiều đạm, đường, đồ chiên, xào và các chất kích thích như café, thuốc lá, rượu… Áp lực công việc (thức khuya nhiều) gây stress cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng nóng trong.

Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng sử dụng các hợp chất thiên nhiên có sẵn trong cây cỏ để khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền nhằm hạn chế tối đa việc đưa các chất hóa học tổng hợp vào cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, các hoạt chất sinh học và các yếu tố vi lượng trong trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ điều trị dự phòng 5 loại bệnh có tỉ lệ tử vong cao là mạch vành, ung thư, đột quỵ, tiểu đường, xơ vữa động mạch. Trong các loại thảo mộc (giảo cổ lam, đỏ ngọn, hoa hòe, cúc hoa vàng…) chứa nhiều flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, lão hóa và bảo vệ tế bào.

Nếu tìm trong dân gian, bạn có thể thấy được xung quanh ta có nhiều loại cây cỏ có thể mang lại cho bạn những thứ đồ uống vô cùng bổ dưỡng. Trà xanh: giải nhiệt, phòng chống ung thư, nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt hay 9 loại thảo mộc quý được chiết xuất từ kim ngân hoa, hoa cúc, đản hoa, hoa mộc miên, hạ khô thảo, cam thảo, tiên thảo, la hán quả và bông lai. 9 loại này hòa hợp với nhau tạo nên vị hợp nhất có tính mát, giải độc, đáp ứng được nhu cầu thanh lọc cơ thể.

 Không chỉ nhân sâm, nam linh chi, tỏi mà rau quả cũng là những dược liệu , thảo mộc rất tốt cho sức khỏe.

Bài thuốc từ rông biễn


Rong biển (còn gọi là tảo bẹ) là thức ăn rất giàu dưỡng chất. Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người. Rong biển khô rất giàu chất bột đường, chất xơ, đạm, sinh tố và chất khoáng.

Phân tích giá trị thành phần dinh dưỡng của rong biển người ta thấy, hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng... Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy rong biển còn chứa các dưỡng chất sau:
- Vitamin C trong rong biển là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, làm vết thương mau lành và có tác dụng phòng chảy máu chân răng.

Món canh rong biển rất tốt cho sức khỏe
- Iốt là chất khoáng rất cần thiết cho tuyến giáp, có nhiều trong rong biển. Thiếu iốt sẽ mắc bệnh bướu cổ.
- Vitamin B2 trong rong biển có tác dụng tham gia truyền dẫn trong quá trình ôxy hóa của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 kéo dài sẽ gây rối loạn trao đổi chất của các tế bào.
- Axit béo trong rong biển có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải loại cholesterol, khống chế lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, rong biển còn chứa DHA, canxi và một số dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các chuyên gia y học thấy rằng, rong biển có tác dụng bổ máu, tốt cho tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều hòa hoạt động giữa các hệ thống trong cơ thể. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement - có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể. Trong rong biển có chứa polysaccharide, có tác dụng hấp thu cholesterol thải ra ngoài cơ thể, khiến hàm lượng cholesterol trong huyết dịch duy trì ở mức cân bằng.
Nhiều nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cũng đã xác nhận, rong biển có tác dụng phòng chống virus và ung thư. Các chuyên gia y học đã phát hiện ra huyết dịch của những bệnh nhân ung thư mang tính axit, trong khi đó rong biển lại là thức ăn mang tính kiềm chứa nhiều canxi, vì thế, có tác dụng điều tiết và cân bằng độ axit và kiềm trong máu. Chất cellulose có nhiều trong rong biển kích thích sự co bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, hạ thấp nồng độ những chất có nguy cơ gây ung thư trong đường ruột, từ đó làm giảm mắc ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, rong biển là loại thức ăn thường được dùng phối hợp trong thực đơn cho những người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường, người cao huyết áp và người bị suy tuyến giáp trạng.

 
Chúng tôi có các sản phẩm duoc lieu quý như: nhung huou, nam linh chi

Công dụng của hạt sen


Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt... là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động trí óc quá căng thẳng, tâm thần bất ổn, hay sợ sệt, hay quên nên ăn. Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn thông dụng sử dụng hạt sen vừa làm thức ăn lại có tác dụng chữa bệnh.
Canh nhân sâm hạt sen

Nguyên liệu: 3g nhân sâm, 30 hạt sen, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: đem nhân sâm bỏ vào bát nhỏ, đặt vào nồi hấp mềm rồi thái miếng mỏng. Lấy 10 hạt sen, bỏ vào bát đựng miếng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, rồi cho nước đường phèn vào đậy nắp hấp cách thủy 1 giờ, ăn hạt sen, uống nước canh. Ngày hôm sau cho 10 hạt sen vào bát đựng miếng nhân sâm còn hôm trước, đổ thêm nước đường phèn vào đậy kín, hấp cách thủy 1 giờ, lấy ra ăn hạt sen uống nước canh. Ngày thứ ba cũng làm như vậy với 10 hạt sen còn lại.
Nhân sâm có thể điều tiết chức năng của hệ thống thần kinh, chủ yếu là tăng cường quá trình hưng phấn ở vỏ ngoài đại não đối với hệ thống trung khu thần kinh, đồng thời cũng có thể tăng cường quá trình ức chế, từ đó cải thiện hoạt động linh hoạt của hệ thống thần kinh.

Hạt sen và nhân sâm đều là đồ ăn ngon, đem hấp cùng đường phèn, tác dụng của nó càng rõ rệt hơn, có thể nâng cao hiệu suất công tác của những người lao động trí óc. Do hạt sen, nhân sâm có rất nhiều chất bổ, nên những người bị bệnh thấp nhiệt, nóng trong hoặc có ứ trệ bên trong cơ thể không nên ăn, người bị cảm chưa khỏe hẳn cũng không nên ăn.

Canh hạt sen tươi mộc nhĩ

Nguyên liệu: 10g mộc nhĩ trắng khô, 30g hạt sen tươi và canh gà, gia vị vừa đủ.

Cách làm: mộc nhĩ đem ngâm vào nước nóng, cắt bỏ cuống, rửa sạch, rồi lại ngâm vào nước nóng cho nở to, sau đó ngâm vào nước sôi một lúc rồi vớt ra, cho vào bát, đổ 150ml nước đem hấp 1 giờ, làm cho mộc nhĩ thật trong thì vớt ra. Lấy hạt sen tươi bóc bỏ vỏ ngoài, bỏ lớp màng mỏng, cắt hai đầu, lấy tâm sen ra, rồi ngâm rửa bằng nước sôi, đun canh gà nêm gia vị vừa đủ. Đem mộc nhĩ, hạt sen bỏ vào bát, rồi trút

vào canh gà đã đun, hấp lên, khi chín ăn mộc nhĩ, hạt sen, uống canh gà. Dùng hạt sen tươi là để "thanh tâm"( làm cho tim bớt nóng), mộc nhĩ trắng bổ âm nhuận phế, dùng kết hợp hai thứ vừa mát vừa bổ. Những người tâm phiền, mất ngủ, miệng khô, họng khô rát nên ăn canh này.

Cháo hạt sen

lấy 20g hạt sen, xay thành bột mịn hoặc bột to, cho vào nồi cùng gạo tẻ đã vo sạch, cho thêm 5-7 quả táo đỏ, đổ nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh thì cho thêm chút đường trắng vào, ăn điểm tâm, bữa sáng hoặc tối đều được. Hạt sen có tác dụng giúp đường ruột co lại, và còn kiện tỳ giúp ăn ngon miệng. Táo đỏ bổ tỳ vị, củng cố đường ruột, chống đi tả. Hai thứ dùng kết hợp phù hợp với những người tỳ vị hư nhược, ăn không ngon miệng, đại tiện phân lỏng, đi tả, tâm phiền mất ngủ.

Bánh hạt sen

Bánh được làm chủ yếu từ hạt sen và bột gạo nếp. Món bánh này có tác dụng kiện tỳ, khai vị, dưỡng tâm, ích trí, phù hợp với những người tinh thần mệt mỏi, ăn kém, đại tiện phân lỏng, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, mất ngủ, đi tiểu nhiều.

Cách làm: lấy 100g hạt sen, 150g bột gạo nếp, đầu tiên cho hạt sen vào nồi, đổ nước ninh chín, lấy thìa ép nhuyễn, rồi đổ vào bột gạo nếp đảo đều, múc vào bát sắt tráng men, cho nước vừa đủ, hấp cách thủy khi chín để nguội ép bằng, cắt thành miếng mỏng, rắc ít đường trắng vào là được, có thể ăn vào sáng sớm để điểm tâm, chia 2-3 lần.

 
Công ty chuyên các mặt hàng thuoc bo, loc nhung-nhung huou, Dong duoc